Cuộc sống ở New Zealand
Cuộc sống ở New Zealand
New Zealand luôn là lựa chọn ưu tiên đối với nhiều bạn trẻ Việt. Đất nước này nổi tiếng với cảnh quan đẹp, con người thân thiện cùng một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, cuộc sống du học New Zealand còn có những nét độc đáo thu hút du học sinh với thật nhiều trải nghiệm thú vị…
Con người là yếu tố đi đầu khi bạn muốn chọn nơi nào đó để du học, sẽ không khó khi giao tiếp với người dân ở New Zealand vì hầu như sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. New Zealand là quốc gia đa văn hóa với 5 nhóm sắc tộc nên việc tiếp xúc với nhiều văn hóa khác nhau, do đó người dân ở đây rất hiếu khách và thân thiện với các sinh viên đến từ quốc gia khác, cuộc sống không ồn ào náo nhiệt nhờ đó du học sinh không bị cuốn theo mà có thể chuyên tâm học nhất. Hơn thế, sinh viên gốc New Zealand luôn tạo điều kiện để du học sinh có thể hòa nhập tốt nhất.
New Zealand được mệnh danh là “thiên đường trên mặt đất” với những cảnh sắc ngất ngây khiến bao người đến mà chẳng muốn rời đi. Trong số đó có thể kể tới số đông du học sinh Việt đang sống và học tập tại đây.
Khi đến New Zeland, các du học sinh sẽ cảm nhận được nét đẹp cổ điển bậc nhất thế giới, với thiên nhiên hoang sơ và nhiều địa điểm kì ảo. Thành phố Auckland ở New Zealand được mệnh danh là “thành phố của những cánh buồm”, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tranh cup thế giới về đua thuyền. Đây là cơ hội để du học sinh có nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Ẩm thực
Ẩm thực New Zealand là sự hoà trộn độc đáo của những món ăn vùng Địa Trung Hải và ven vành đai Thái Bình Dương. Là một du học sinh New Zealand, nếu bạn chưa từng biết đến hoặc chưa thử qua các món ăn nổi tiếng như Hangi, Pavlova, Anzac… thì chắc chắc lộ trình du học xứ Kiwi của bạn chưa thể trọn vẹn được!
Người New Zealand thích ăn uống ngoài trời theo lối barbecue vào mùa hè. Kiểu ăn barbecue Kiwi có những món như thịt bò, thịt cừu và hải sản, là một phần của nền văn hóa tại đây và điển hình cho bản chất thoải mái của người New Zealand.
Mỗi vùng miền tại New Zealand lại mang một màu sắc ẩm thực riêng biệt và hầu như vùng miền nào cũng có những món ăn đặc trưng. Các món ăn của New Zealand là sự pha trộn giữa các món Âu, Á và Polynesia. Tuy nhiên, thưởng thức ẩm thực tại New Zealand luôn mang một nét riêng không lẫn với bất kỳ nơi nào, bởi bạn sẽ luôn được đắm chìm trong thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của nơi được mệnh danh là 1 trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Bánh Pavlova
Bánh Pavlova là một loại bánh truyền thống trong ẩm thực của người New Zealand được làm hoàn toàn từ lòng trắng trứng với đường được đánh bông lên để tạo thành một hỗn hợp giúp cho vỏ ngoài của bánh khi nướng lên sẽ có vị giòn, xốp. Nhân bên trong bánh là lớp mashmallow mềm, mịn và trắng muốt. Sau đó nó sẽ được phủ một lớp kem và trái cây vô cùng hấp dẫn.
- Kiwi
Kiwi có mặt hầu hết ở các quốc gia trên thế giới thế nhưng kiwi to, tròn quả có vị ngọt thanh nhất vẫn phải kể đến kiwi của vùng New Zealand. Loại quả này có vỏ màu nâu, có phủ lớp lông tơ mịn, ruột bên trong thường có màu xanh lá cây nhưng ở New Zealand còn trồng được giống kiwi ruột vàng có vị chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn và bắt mắt. Đây là một loại trái cây giải khát cho mùa hè hoặc sử dụng để làm kem đều rất ngon. Kiwi được đánh giá là đặc sản hấp dẫn nhất ở New Zealand.
- Hangi
Hanggi là một món ăn độc đáo có từ hơn 200 năm trước trong thời kì đất nước New Zealand còn chưa phát triển. Món ăn này độc đáo từ trong cách chế biến và làm chín món ăn. Những người dân ở đây sẽ đào một cái hố thật sâu sau đó họ sẽ đốt nóng một hòn đá và thả xuống cái hố đó rồi sẽ gói thịt, khoai tây, khoai lang và bất kì nguyên liệu nào họ thích vào chiếc lá đặt lên trên hòn đá và lấp đất lại, cứ để như thế trong vài giờ cho sức nóng của hòn đá làm chín thức ăn. Mặc dù ngày nay với thời đại kinh tế phát triển, đất nước đi lên nhưng người dân New Zealand vẫn giữ thói quen nấu Hangi như một nét văn hóa truyền thống của mình.
- Thịt cừu nướng
Thịt cừu là một trong những loại thịt được ưa chuộng nhất ở New Zealand và cũng là loại thịt được xuất khẩu nhiều nhất ở đất nước này, người ta sử dụng thịt cừu để làm rất nhiều món ăn khác nhau vì loại thịt này mềm và mọng nước. Một trong số đó phải kể đến món thịt cừu nướng cùng với lá hương thảo thơm, ngon hấp dẫn ăn cùng với các loại rau củ tươi thì ngon tuyệt, món ăn này dễ dàng chinh phục được cả những vị khách khó tính nhất. Đây cũng được đánh giá là một trong những món ăn không nên bỏ qua ở New Zealand.
- ANZAC Biscuit
Anzac Biscuit là một loại bánh quy đặc biệt được ra đời trong chiến tranh thế giới thứ nhất, là sản phẩm cứu đói cho quân sĩ lúc bấy giờ nhưng ngày nay lại trở thành một ẩm thực được nhiều người đón nhận ở New Zealand. Nguyên liệu để làm bánh này bao gồm bột yến mạch, bột mì, si rô và dừa nạo sợi được trộn lẫn vào nhau tạo thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó sẽ dùng nó để nặn thành những chiếc bánh hình tròn có vị thơm, ngon khó lòng mà cưỡng lại được
- Hàu Bluff
Là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài đến hơn 14.000 km thì việc ẩm thực nơi đây luôn gắn liền với những món ăn hải sản thì không có gì là ngạc nhiên cả. Hàu Bluff cũng là một trong những hải sản thơm, ngon quen thuộc của người dân nơi đây. Hàu Bluff thường sinh trưởng và phát triển ở eo biển Foveaux Strait ở New Zealand, những chú hàu béo, mập được những người đầu bếp tài giỏi ở khắp nơi trên đất nước chế biến thành những món ăn ngon, đặc trưng mà chỉ có thể tìm thấy ở đất nước này. Món ăn này thích hợp làm mồi nhấm cho các quý ông.
- Cá trắng nhỏ
Cũng giống như Hàu Bluff hay trai vỏ xanh, cá trắng nhỏ cũng là một hải sản đáng tự hào của người dân New Zealand. Loài cá này thường có vào mùa xuân được người dân đánh bắt bằng lưới khi chúng đi kiếm ăn theo từng đàn, cá trắng nhỏ thường được trộn với bột, thêm chút gia vị cho đậm đà rồi đem chiên thật giòn ăn kèm với nước sốt hoặc tương ớt cay cay rất ngon. Nhâm nhi cá trắng nhỏ với một ly rượu vang cũng là một trong những thú vui vô cùng tao nhã của người New Zealand.
- Cá & khoai tây chiên
Cá và khoai tây chiên là một trong những món ăn kết hợp hoàn hảo nhất và cách thưởng thức nó cũng vô cùng đặc biệt, không cần phải nhà hàng sang trọng, bát đũa đắt tiền mà chỉ cần một cái ghế nho nhỏ trên bãi biển, một vài ly bia thôi cũng thấy được hết độ ngon mà nó đem lại. Những con cá được bắt ngay từ biển lên còn đang tươi roi rói sẽ được làm sạch nhúng vào bột rồi chiên trong chảo dầu cho đến khi chuyển sang màu vàng rộm, có vị giòn tan bên ngoài, ngọt béo bên trong ăn cùng với những lát khoai tây chiên bùi bùi, thơm thơm nhấp thêm hụm bia nữa mới thấy ngon tuyệt cú mèo. Đây cũng được đánh giá là một trong những món ăn đặc sản ngon có tiếng ở New Zealand.
- Bánh kem mứt socola
Là một trong những món ăn tráng miệng hàng đầu trong các nhà hàng sang trọng ở New Zealand, món bánh kem mứt socola không chỉ được trẻ con, phụ nữ yêu thích mà ngay cả cánh đàn ông cũng thấy nó vô cùng hấp dẫn và “ quyến rũ”, món ăn được làm từ socola và nước sốt cam cùng caramen để tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt cho món ăn mà không có ngôn từ nào có thể tả hết được, chỉ là tự mình ăn và trải nghiệm mới thấm thía được hết những gì mà bánh kem mứt socola mang đến.
Thời tiết và hoạt động vui chơi
Khí hậu ở New Zealand là dạng khí hậu ôn đới vùng biển
Đảo Bắc có khí hậu ôn hòa và ấm áp, gần như khí hậu cận nhiệt đới. Vào mùa hè khoảng 21°C, vào mùa đông khoảng 11°C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đảo Bắc trong khoảng từ 125 cm đến 150 cm, và ở miền Tây nhận được mưa nhiều hơn miền Đông.
Đảo Nam thời tiết lạnh hơn, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 15°C và mùa đông là 6°C, lượng mưa ở đây cũng lớn hơn so với Đảo Bắc do ảnh hưởng của rặng núi Southern Alps.
Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân ở New Zealand
Từ tháng 9 đến tháng 11, New Zealand thay áo mới, khoát lên mình những bộ cánh rực rỡ của nàng xuân. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để tham gia các hoạt động ngoài trời như: tham quan, tản bộ, dã ngoại hay tổ chức các cuộc vui chơi. Bạn sẽ tận hưởng được không khí trong lành, cảm nhận khí hậu ấm áp giúp xua tan bao mệt mỏi, căng thẳng và áp lực của cuộc sống.
Bên cạnh đó, mùa xuân cây cối đâm chòi nảy lộc, những đồng cỏ xanh mơn mởn điểm trắng bởi đàn cừu gặm cỏ hay rừng hoa rực rỡ… sẽ tạo nên bức tranh khiến bạn cảm thấy yêu đời hơn.
Thưởng thức giáng sinh mùa hè ở New Zealand
Mùa hè ở New Zealand bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 2, nhiệt độ chỉ dao động từ 15 đến 25 độ, khá mát mẻ và khô thoáng. Sẽ rất lý tưởng nếu tham gia những hoạt động chèo thuyết, lướt ván, leo núi… trong một mùa hè không quá oi bức.
Đặc biệt, mùa hè ở đây hứa hẹn một mùa giáng sinh vui vẻ và sôi động. Nếu đặt chân đến xứ sở chim Kiwi này, bạn có cơ hội thưởng thức lễ giáng sinh độc đáo “có một không hai” với hình ảnh ông già noel mang quà, trang phục bằng Speeos đi dép, mang kính mát xuất hiện rất nhiều tại các bãi biển. Hơn thế nữa là màn lướt ván điêu luyện của những ông già noel trên biển.
Mùa thu thanh bình ở New Zealand
Mùa thu là thời gian lý tưởng để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên ngoạn mục của New Zealand và nó cũng là mùa được rất nhiều gia đình tại đây yêu thích để tổ chức các hoạt động ngoài trời, cắm trại trên núi.
Hẳn là rất tuyệt vời khi được hòa mình vào không gian thoáng đãng, thưởng ngoạn khung cảnh mùa thu xinh đẹp với sự thay đổi của rừng cây dọc theo các triền núi hay sự thay đổi sắc lá tạo nên bức tranh rất đỗi thanh bình
Mùa đông “lạnh nhưng ấm” ở New Zealand
Từ tháng 6 đến tháng 8, một mùa đông tuyết phủ trắng các đỉnh núi hùng vĩ, không khí ở New Zealand cũng bắt đầu chuyển sang khô và lạnh hơn cũng là thời điểm lên ngôi của các trò chơi thể thao như: trượt tuyết, trượt băng,.. và đặc biệt, dù nhiệt độ của nó có hạ thấp đến mức những chú cừu lạnh cóng phải nằm rạp xuống đất hay hai tai của thỏ bị tê cứng thì những hoạt động diễn ra rất sôi đông, náo nhiệt tạo nên một mùa đông New Zealand không hề ảm đạm
Nhà ở
Hiện tại, New Zealand có 5 hình thức nhà ở dành cho du học sinh gồm: ký túc xá, homestay (ở cùng với gia đình người bản địa), nhà trọ, Unit và căn hộ cho thuê. Tùy vào điều kiện tài chính, tính cách và giai đoạn học mà mỗi sinh viên sẽ có những lựa chọn khác nhau từ 5 hình thức nhà ở này.
1. Ký túc xá – Giảm áp lực sống tự lập cho sinh viên
Cụ thể, ký túc xá thường được nhà trường quản lý chặt chẽ vì vậy sẽ giúp giảm rất nhiều căng thẳng cho những du học sinh “chập chững” những ngày đầu tại môi trường mới, chưa quen lối sống tự lập. Các ký túc xá sẽ cung cấp các phòng đơn hoặc phòng đôi đầy đủ tiện nghi với nhà ăn, phòng khách và phòng giặt chung. Sống ở ký túc xá, các du học sinh cũng không còn “lăn tăn” về khoản di chuyển đến trường vì chỉ cần đi bộ một quãng đường cực ngắn là bạn có thể đến ngay lớp học rồi.
Ngoài ra, đây còn được xem là “thiên đường” của vô số hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật…mà du học sinh có thể tùy thích tham gia. Qua những hoạt động này, du học sinh có cơ hội tuyệt vời để kết bạn và học hỏi về nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đáng chú ý, nếu bạn từng nghĩ sống tại ký túc xá sẽ bị sao nhãng chuyện học thì bạn quả là đã lầm to rồi nhé. Vào các mùa thi, ban quản lý các ký túc xá thường mở thêm các lớp ôn thi hữu ích và thiết thực cho từng ngành. Sinh viên có thể đăng ký các lớp này, chăm chỉ ôn tập cùng bạn bè là đã tràn đầy tự tin “vượt vũ môn” thành công rồi đấy. Cuối cùng, chi phí sinh sống tại ký túc xá cũng không quá cao so với hai hình thức còn lại, trung bình từ 150-160 NZD/ tuần.
Nếu ở ký túc xá tại thành phố Auckland, một tháng du học sinh phải trả 480 NZD cho phòng chung và 640 NZD cho phòng riêng.
2. Homestay – Nắm bắt nhanh văn hóa bản địa
Nếu muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa New Zealand và nhanh chóng phát triển kỹ năng tiếng Anh thì ở homestay chính là phương án tối ưu cho bạn. Thông thường, các trường tại New Zealand đều có bộ phận hỗ trợ tìm kiếm nhà homestay phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt và tính cách của du học sinh. Các du học sinh sẽ sống chung với người dân địa phương như người trong nhà và được họ giúp đỡ để ổn định cuộc sống hàng ngày. Chi phí trung bình cho hình thức nhà ở này là 1000 NZD/ tháng (bao gồm chi phí ăn uống…)
3. Căn hộ cho thuê – Thiên đường tự do
Không bị quản lý hay tuân theo những quy tắc khi sống chung trong một tập thể như hình thức ký túc xá hay homestay, căn hộ cho thuê mang lại cho những du học sinh sự tự do đáng quý. Bù lại, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi học, vì các căn hộ cho thuê thường ở khá xa trường. Thông thường, một nhóm sinh viên thân thiết sẽ đồng ý sống chung với nhau, sau đó tìm nhà thích hợp và kí hợp đồng thuê. Đa phần các hợp đồng thuê nhà thường kéo dài một năm. Cho dù là những du học sinh mới đến New Zealand hay những “lão làng” lâu năm thì những website tìm nhà ở như www.trademe.co.nz cũng rất hữu ích. Tiền thuê nhà thường được chia đều hoặc tuỳ vào chiều rộng của phòng. Chi phí dành cho việc ở căn hộ cho thuê thường phụ thuộc từ 150 NZD/ tuần trở lên.
4. Nhà trọ
Một lựa chọn tiết kiệm khác, tương tự ký túc xá là thuê nhà trọ tập thể. Cũng như Việt Nam, việc thuê nhà trọ tại New Zealand rất đa dạng, bạn cần dựa vào khả năng tài chính và nguyện vọng của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Thông thường, du học sinh khi ở nhà trọ sẽ có phòng riêng với giường, bàn làm việc và TV. Những người cùng tầng hoặc cùng nhà trọ sẽ dùng chung bếp, nhà tắm và không ăn chung như ở homestay. Hóa đơn tiền điện và Internet hàng tháng sẽ chia đều cho số người trong nhà trọ.
Nếu thuê nhà trọ tại Auckland với thời gian ngắn hạn, chi phí bạn phải bỏ ra khoảng 45 NZD một ngày. Nếu ở dài hạn, giá thuê khoảng 750 NZD một tháng.
5. Unit
Unit là một phần của ngôi nhà lớn, có lối đi riêng. Tùy vào diện tích của nhà lớn, chủ nhà có thể ngăn ra thành nhiều unit để cho thuê. Loại hình nhà ở này có những nét tương đồng với nhà trọ và căn hộ, bạn không phải trả mức giá cao như căn hộ nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư. Giá thuê unit một tháng tại Auckland khoảng 1.300 NZD một tháng. Tiền điện, nước và các dịch vụ tiện ích phụ thuộc vào thỏa thuận của bạn và chủ nhà.
Cân nhắc và tìm hiểu kĩ lưỡng những lựa chọn nhà ở tại New Zealand sẽ giúp bạn có bước khởi đầu suôn sẻ tại đất nước xinh đẹp, yên bình, cởi mở và thân thiện này. Dù bạn quyết định hình thức nhà ở nào, đó chắc chắn sẽ là hành trình đong đầy nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Di chuyển
Tùy thuộc vào nơi bạn đang đi và vị trí hiện tại của bạn, các tùy chọn phương tiện giao thông của bạn bao gồm xe buýt, taxi, phà, máy bay, xe hơi, xe đạp. Xe buýt là hình thức phổ biến nhất của giao thông công cộng ở New Zealand và dịch vụ này phổ biến rộng rãi.
Nếu bạn muốn lái xe, bạn sẽ được yêu cầu có một giấy phép lái xe hợp lệ và bảo hiểm phù hợp và đảm bảo bạn có một chiếc xe được đăng ký trước khi lên đường. Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe đạp nhưng điều quan trọng là phải hiểu các quy tắc và đội mũ bảo hiểm bất cứ lúc nào. Khi đi xe đạp vào ban đêm, bạn phải có đèn trắng phía trước và đèn hậu màu đỏ cho xe đạp của bạn và mặc quần áo phản quang.
Bạn cũng có thể chọn để đi máy bay giữa các thành phố lớn ở New Zealand. Auckland, Wellington và Christchurch tất cả đều có sân bay riêng.
Phương tiện di chuyển công cộng
Tất cả các thành phố tại New Zealand đều có xe bus. Bạn sẽ thấy rằng trong những khung giờ cao điểm nhất định, dịch vụ vận chuyển công cộng nhìn chung là tốt. Thế nhưng New Zealand là một đất nước sở hữu mật độ dân số thấp, điều này dẫn đến việc triển khai đồng bộ hệ thống giao thông công cộng quy mô lớn là phi thực tế. Điều này giải thích cho việc vì sao đại đa số dân cư New Zealand chọn xe hơi là phương tiện di chuyển chủ yếu.
Đường sắt, xe buýt, phà
Hệ thống đường sắt nội ô ở New Zealand chủ yếu hoạt động tại các thành phố Auckland, Wellington, Christchurch và Greymouth. Do đó việc tìm hiểu thông tin về hệ thống tuyến xe bus, phà là điều nên làm nhằm giúp bạn thuận tiện hơn trong việc di chuyển cho mục đích học tập.
Cơ hội việc làm
1. Sinh viên quốc tế có được cơ hội việc làm thêm cao tại New Zealand không?
Đa phần các bạn du học sinh tại New Zealand đều được phép làm thêm một cách hợp pháp. Tuy nhiên, để biết chắc chắn mình được phép làm thêm hay không, các bạn du học sinh hãy kiểm tra thông tin hiển thị ngay trên visa của mình.
2. Cơ hội việc làm thêm hợp pháp tại New Zealand với mức thời gian thế nào?
Du học sinh tại New Zealand có thời lượng làm thêm tối đa là 20h/ tuần trong các học kỳ và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ lễ. Ngoài ra, chỉ trong những trường hợp đặc biệt như đang vào kỳ thực tập hoặc có yêu cầu từ trường thì bạn mới được tham gia làm việc lâu hơn.
Riêng sinh viên của các chương trình Master by Research hoặc Tiến sỹ sẽ được phép làm thêm toàn thời gian trong khóa học tại New Zealand.
3. Những loại công việc part – time dễ tìm tại New Zealand
Tại New Zealand có khá nhiều dạng công việc cho sinh viên làm thêm như
- Phụ bếp
- Bồi bàn
- Giao hàng
- Nhân viên trạm xăng
- Nhân viên thu ngân siêu thị…
Đây đều là những công việc có tính chất đơn giản, cho nên chỉ cần bạn chịu khó ghi danh vào các chương trình giới thiệu việc làm của trường/ câu lạc bộ chuyên ngành là sẽ tìm được. Mặt khác, nếu bạn năng động và giỏi ngoại ngữ nữa thì khả năng kiếm được những việc làm trợ lý trong ngân hàng hoặc các công ty là hoàn toàn có thể.
Mức lương làm thêm trung bình cho mỗi sinh viên tại New Zealand thường nằm trong khoảng từ $13 NZD/ giờ trở lên, con số trên còn giao động dựa vào khả năng tiếng Anh và năng lực làm việc của bạn.
4. Bí quyết nâng cao cơ hội việc làm của bạn tại New Zealand
Tại New Zealand, sinh viên tốt nghiệp từ các trường uy tín như
- Học viện Ntec
- Học viện công nghệ miền Nam SIT…
thường rất dễ xin được việc làm. Bởi lẽ, các chương trình đào tạo tại đây rất chú trọng đến yếu tố thực hành. Ngoài ra, sinh viên còn được nhà trường hỗ trợ các khóa học kỹ năng và tạo điều kiện thực hành để có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Theo thống kê thì có đến 90 – 96% của trường Ntec, SIT tìm được việc sau khi tốt nghiệp. Với mức thu nhập cao, dao động từ 60,000 – 100,000 NZD/ năm. Bên cạnh đó, sinh viên của các trường tập trung về học thật và nghiên cứu sẽ có cơ hội làm những công việc đặc thù như:
- Trợ giảng cho các giáo sư
- Hoặc làm nhân viên của phòng nghiên cứu của trường.
Mặt khác, khả năng tìm được việc làm tại New Zealand của bạn còn phụ thuộc nhiều vào ngành học mà bạn chọn. Đơn cử như nếu là sinh viên của các các nhóm ngành sau:
- Y khoa
- Kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Giáo dục
- Dịch vụ du lịch…
thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn cả.
- Du học
- Du học New Zealand
- Cuộc sống ở New Zealand
Du học Anh
bạn cần tư vấn?
Đừng ngần ngại, hãy đăng ký ngay để được TEC hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé!